Với chiếc mày làm mì Ramen dòng Richmen, các bạn có thể làm ra món mì tươi ngon
một cách dễ dàng và an toàn
Tất cả chủ nhà hàng mì đang xem xét việc tăng chất lượng và độ tươi của sợi mì đồng thời giảm giá thành. Và bạn cũng không phải là một ngoại lệ? Vui lòng liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ nhận được tất cả những thông tin cần thiết để có cơ hội trải nghiệm thực tế về thiết bị làm mì ramen chuyên nghiệp của Yamato.
CÁC
BƯỚC ĐỂ LÀM RA MÓN MÌ RAMEN HOÀN HẢO
bước 1: trộn bột
Thiết kế của máy trộn dựa vào việc nguyên tắc nhào bột bằng tay truyền thống, do đó các phân tử gluten trong bột không bị phá vỡ.
Các nguyên liệu được lựa chọn theo mong muốn của khách hàng, được cho vào trong bộ phận trộn. Thiết bị sử dụng các thanh trộn giống như ngón tay người nhẹ nhàng nhào trộn hỗn hợp bột, Kansui (phụ gia chứa kiềm phản ứng với bột mì tạo ra màu vàng bắt mắt cũng như độ dai và mùi thơm đặc trưng của món mì), muối và nước để tạo ra bột nhào lý tưởng cho sợi mì.

Bí mật của gluten: đây là cách làm món mì trở nên ngon hơn!

Phần chính của protein có trong bột mì cổ điển là gluten.
Thường có hiểu nhầm rằng bột mì chứa càng nhiều gluten càng ngon. Nhưng điều đó là sai lầm, bởi nếu lượng gluten trong mì vượt quá mức độ nhất định, mì sẽ trở nên cứng và không ngon.
Cấu trúc gluten bên trong bột mì, nếu nhào với kỹ thuật trộn của chúng tôi, cấu trúc của nó sẽ giống như khung thép của khối bê tông được gia cố và kết cấu trở nên thích hợp cho bất kỳ loại súp ramen nào.
bước 2: ĐỂ BỘT ĐÃ NHÀO NGHỈ (Ủ BỘT) (QUY TRÌNH LÀM CHÍN ĐẦU TIÊN)
Đỉnh cao thực sự của kiến thức Yamato: để bột
đã nhào nghỉ tạo ra món mì gần như không thể bị chín quá!
Sau khi hoàn thành quá trình trộn, bột được tạo thành phải ủ ở nhiệt độ thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi tiến hành bước sau.
Tại Yamato, chúng tôi nghĩ rằng quá trình làm chín này là một bước rất quan trọng, do đó, khay bột của máy Ramen dòng Richmen được thiết kế có thể dễ dàng tháo rời khỏi khối chính, cho phép người dùng dễ dàng vận chuyển bột đến máy ủ.
Việc ủ thích hợp phần bột đã nhào giúp mì không bị chín quá một cách dễ dàng và chúng giữ được độ rắn chắc và dai trong thời gian dài hơn.

Yamato nhấn mạnh sự quan trọng của quá trình ủ bột

Quá trình ủ bột, ngày nay được thừa nhận rộng rãi được coi như là một bước quan trọng trong quá trình làm mì Ramen, mà được sự tán thành đầu tiên bởi Yamato.
Yamato là công ty đầu tiên xây dựng máy ủ bột cho mục đích đó, đây là chiếc tủ lạnh có tính chính xác cao và bộ phận nhiệt trong giá cố định. Nó được thiết kế để giữ nhiệt độ bên trong ổn định dù chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài.
Giá của máy ủ dòng He Netaro thực hiện 4 nhiệm vụ chính:
2. Loại bỏ hơi khí trong bột
3. Làm thư giãn các phân tử gluten (loại bỏ sự căng thẳng của gluten)
4. Ủ bột làm kích hoạt các enzyme
Thiết kế, cấu trúc và chức năng của các máy ramen dòng Richmen được xem xét cẩn thận và phát triển đảm bảo chất lượng cao của mì.
Bước 3: ép tạo dải bột thô
Tạo ra nhiều loại mì bạn muốn
Sau quá trình ủ, bột được ép thành một dải bột phẳng.
Không thêm bất kỳ lượng nước nào vào bột, với máy làm mì Richmen, dải mì được ép với mức lực tối ưu.
Với chốt khuỷu cầm tay, bạn có thể điều chỉnh khoảng cách giữa hai thanh lăn một cách nhanh chóng và tạo ra một tấm bột mịn một cách dễ dàng bằng cách để bột rơi xuống giữa các thanh lăn – đầu của dải bột được quấn vào một cán thanh pin, quá trình tiếp tục tự động.

bước 4: phức hợp
Bột cần được nhào một cách hoàn hảo và được ép với lực thích hợp
Khi dải mì hoàn thành, nó sẽ được phức hợp một hoặc hai lần, phụ thuộc vào loại bột.

bước 5: ĐỂ DẢI BỘT NGHỈ (Ủ DẢI MÌ) (Quá Trình Làm Chín Lần Hai)
Tăng vị ngon của mì bằng việc để gluten có
trong bột được nghỉ ngơi và thư giãn.
Bột mì sau khi được phức hợp rất cứng và chắc, nên để nó nghỉ một lần nữa.
Sau đó, cấu trúc gluten bên trong trở nên mềm mại và linh hoạt hoạt, dễ hơn khi ép trong quy trình làm mỏng sau đó. Nếu thiếu đi quá trình ủ bột lần hai thì quá trình làm mỏng và cắt sẽ tạo ra món mì cứng và dễ bị gãy.

bước 6: ép làm mỏng dải bột
Làm mỏng dải bột đều nhau mà không phá vỡ cấu trúc bên trong

bước 7: cắt
Điều chỉnh chiều dài, độ dày và hình dáng của
sợi mì chính xác, mà không cần phải dựa vào kinh nghiệm hoặc trực giác!
Bước cuối cùng trong quá trình làm mì là chèn bộ lưỡi dao (có thể tháo rời) có chiều rộng lưỡi mong muốn và cắt dải bột thành từng sợi mì theo từng đợt.
Bạn cũng có thể làm ra sợi mì xoăn (lượn sóng) với bộ chuyển đổi đi kèm.
Chiều dài của mì có thể được điều chỉnh liên tục bằng núm xoay rất thuận tiện nằm trong tầm với của tay trong suốt quá trình cắt. Với thiết kế tích hợp các mục tiêu, máy làm mì ramen của Yamato tối ưu và đa năng sẽ giúp bạn có được những sợi mì nhất quán về độ dày, chiều dài và chiều ngang ở bất kỳ đợt cắt nào vì vậy người dùng hoàn toàn kiểm soát được lượng mì phục vụ cho mỗi tô mì.

BƯỚC 8: HOÀN THÀNH & Ủ LẦN CUỐI CÙNG
Để có được hương vị tươi ngon cho một tô mì cần thời gian thực hiện, nhưng... điều đó xứng đáng.
Phô mai và rượu vang không phải là những ví dụ duy nhất về thực phẩm có vị ngon hơn nếu được ăn ngay sau khi nó được làm xong. Và mì ramen cũng vậy – các enzymes trong bột vẫn phải hoạt động để biến tô mì ramen ngon thành một món hoàn hảo!

Truyền thống Nhật Bản. Công nghệ vượt bậc. Giao hàng trên toàn thế giới.
Bạn đã SẴN SÀNG tạo ấn tượng với khách hàng của mình với món mì thủ công tự làm có chất lượng cao nhất?
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về:
giá cả, điều khoản vận chuyển, giao hàng, quy trình lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, giấy chứng nhận hoặc các thông tin khác liên quan đến máy làm mì dòng RICHMEN GOLDVận hành máy làm Ramen RICHMEN